Kết quả giải ngân tính đến ngày 20/8 của chương trình giảm nghèo được trên 135 tỷ đồng, đạt 36,93% kế hoạch vốn. Trong đó, vốn đầu tư phát triển đạt 66,14% (giá trị giải ngân trên 88,6 tỷ đồng); vốn sự nghiệp đạt 20,04% (giá trị giải ngân đạt gần 47 tỷ đồng).

Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang, đến nay, các dự án thuộc chương trình giảm nghèo được triển khai theo đúng quy định, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và do các hộ dân (cộng đồng) đề xuất trên cơ sở khả năng, nhu cầu và điều kiện thực tế của các hộ tham gia, góp phần vào thành công dự án.

Bên cạnh đó, đời sống tinh thần của người dân từng bước được cải thiện và nâng lên rõ rệt, nhất là đối tượng dễ bị tổn thương, như: Người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

 

 

 

 

Tại hội nghị, đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương chia sẻ về các mô hình, giải pháp trong quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo. Đồng thời thảo luận những khó khăn trong việc lựa chọn xây dựng và phê duyệt dự án theo quy định mới, phân tích những nguyên nhân và kiến nghị giải pháp tháo gỡ.

 

 

 

Tại hội nghị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang khen thưởng 6 tập thể, 5 cá nhân có thành tích đóng góp trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024.

 

 

Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang Châu Văn Ly phát biểu chỉ đạo hội nghị

Thời gian tới, ngành lao động - thương binh và xã hội tập trung tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về giảm nghèo bền vững; hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án, chính sách giảm nghèo thường xuyên, tín dụng chính sách xã hội; kịp thời kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý các vi phạm...

 
THEO MỸ HẠNH (BÁO AN GIANG)